Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Không quân Ấn Độ cấm dùng điện thoại Xiaomi của Trung Quốc

Không quân Ấn Độ đã ra lệnh cấm nhân viên cùng gia đình sử dụng điện thoại di động Xiaomi của Trung Quốc, vì cho rằng thông tin trên điện thoại này sẽ tự động gửi về một cơ quan thuộc Bộ Công nghiệp thông tin Trung Quốc, theo Business Today (Ấn Độ) ngày 22.10.

Không quân Ấn Đố cấm nhân viên và gia đình sử dụng điện thoại, dạy sửa điện thoại của hãng Xiaomi (Trung Quốc) vì dữ liệu trên điện thoại bị truyền về Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

Lệnh cấm này áp dụng với các thiết bị khác do Xiaomi sản xuất. Hãng điện thoại Trung Quốc này đang xem xét việc sản xuất điện thoại tại Ấn Độ.

Không quân Ấn Độ đã nhận được tư vấn từ Nhóm phản ứng máy tính Ấn Độ, khẳng định rằng dữ liệu trên các thiết bị di động của Xiaomi được chuyển ngược về máy chủ ở Trung Quốc, do vậy nguy cơ mất an toàn là rất cao.

Hãng Xiaomi cũng bị cáo buộc tương tự tại Đài Loan, và chính quyền lãnh thổ này đang cho điều tra.

Ban đầu, các chuyên gia hãng phần mềm F-Secure qua nghiên cứu điện thoại di động Xiaomi Redmi 1S cho thấy điện thoại này đã tự động truyền về máy chủ ở Bắc Kinh, Trung Quốc tên nhà mạng, số điện thoại, số IMEI, danh bạ điện thoại và tin nhắn SMS của người dùng.

Báo cáo cũng cho hay một người dùng điện thoại Redmi Note của Xiaomi ở Hồng Kông cũng phát hiện điện thoại này tự động kết nối với một địa chỉ IP thuộc Bộ Công nghiệp thông tin tại Trung Quốc.

Hãng Xiaomi sau đó nói dịch vụ đám mây Mi Cloud có thể bị lỗi.

Trước đây tổng cục phụ trách các hoạt động của quân đội Ấn Độ cũng từng có cảnh báo tương tự với các ứng dụng di động của Trung Quốc. Theo báo cáo, Quân đội cho rằng các tính năng chia sẻ vị trí trong các ứng dụng này đã tự động truyền dữ liệu sang Trung Quốc.

theo: học sửa chữa điện thoại

Cổ phiếu BlackBerry tăng giá sau tin đồn Lenovo mua lại

Giá cổ phiếu BlackBerry đã tăng hơn 3% sau khi một website tung tin nhà sản xuất máy tính Trung Quốc, Lenovo, có thể mua lại hãng điện thoại Canada.



Trang Benzinga.com dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết Lenovo có thể mua lại BlackBerry với giá 15 USD/cổ phiếu trong tuần này. dạy sửa điện thoại, Cả Lenovo và BlackBerry đều không bình luận gì về điều này.
Tin đồn Lenovo mua lại BlackBerry đã nổi lên vài lần trong 2 năm qua. Quan chức Lenovo một số lần nhắc đến việc thôn tính hãng điện thoại Canada để củng cố mảng kinh doanh thiết bị cầm tay. Đỉnh điểm là vào mùa thu năm 2013, khi BlackBerry đang nghiên cứu các lựa chọn chiến lược mới.
Tuy nhiên, nguồn tin thân cận của Reuters năm 2013 tiết lộ chính phủ Canada ra hiệu cho BlackBerry về việc bất kỳ thương vụ nào với Lenovo cũng sẽ không giành được sự chấp thuận vì lý do an ninh.
Mạng lưới bảo mật của BlackBerry đang quản lý email của hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp cùng các tổ chức chính phủ, quân đội trên toàn cầu. Theo luật Canada, bất kỳ công ty ngoại quốc nào muốn thôn tính “dâu đen” đều phải được chính phủ phê duyệt.
Tháng 2/2012, Thủ tướng Canada Stephen Harper trả lời hãng thông tấn Reuters, muốn BlackBerry phát triển “như một công ty Canada”. Tháng 12/2011, Christian Paradis, người sau này giữ chức Bộ trưởng Công nghiệp Canada, gọi công ty là “viên ngọc quý của Canada”.
Trong khi đó, các nhà phân tích lại tin rằng dù việc bán toàn bộ cho Lenovo gặp phải rào cản pháp lý, quyết định bán mảng thiết bị mà không phải cơ sở hạ tầng mạng cốt lõi có thể được “bật đèn xanh”.
Quý trước, mảng thiết bị của BlackBerry có lãi ít sau khi kết thúc chương trình tái cấu trúc 3 năm. Tổng Giám đốc John Chen vẫn xem mảng này là mảng cốt lõi trong vài quý tới cho đến khi mảng dịch vụ và phần mềm bắt đầu mang về dòng doanh thu mới vào nửa đầu năm 2015.

"Giáo sư Xoay" dự đoán người thay ông Bùi Quang Ngọc giữ chức Tổng Giám đốc FPT

Xoay quanh “bức ảnh định mệnh” chụp ban lãnh đạo FPT từ năm 2005, "giáo sư" Cù Trọng Xoay đã “hé lộ” nguyên nhân vì sao FPT đã lựa chọn ông Nguyễn Thành Nam, Trương Đình Anh và Bùi Quang Ngọc cho các vị trí Tổng Giám đốc trong 5 năm qua, đồng thời dự đoán người sẽ nắm giữ vị trí này trong thời gian tới...


"Bức ảnh định mệnh". Ảnh cắt từ clip đăng trên Chungta.vn.

Trong một clip vui trong bản tin FUN4FUN vừa được Tập đoàn FPT phát trên trang web nội bộ Chungta.vn, qua cách dẫn dắt câu chuyện hóm hỉnh, gây cười, “giáo sư Cù Trọng Xoay” Đinh Tiến Dũng, người từng giữ vị trí Trưởng ban Văn hóa đoàn thể của tập đoàn này đã “giải thích một cách có lý”, nguyên nhân vì sao ông Nguyễn Thành Nam, Trương Đình Anh và ông Bùi Quang Ngọc lại là những người lần lượt giữ vị trí Tổng Giám đốc của Tập đoàn này trong 5 năm gần đây.
Nội dung clip được "giáo sư Xoay" diễn đạt hài hước: “Sau hơn 20 năm nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, ngày 15/4/2009, ông Trương Gia Bình đã đưa ra quyết định có tính cách mạng là chuyển giao chức Tổng Giám đốc cho một người khác, đó là ông Nguyễn Thành Nam.
Giới phân tích cho rằng lý do chọn ông Nam vào vị trí này là do ông Nam rất thích phản biện, nên khi ông Nam làm Tổng Giám đốc thì ông Bình sẽ có đối thủ thực sự, thay cho việc hàng ngày ông phải soi gương để tự phản biện các quyết sách của chính mình.
Nhưng đáng tiếc, ông Nam lại là một nhà phản biện khó lường. dạy sửa điện thoại Trong các cuộc cãi nhau với ông Bình, lúc ông làm quân xanh, lúc ông làm quân đỏ, khiến ông Bình phải khó xử.
Có lẽ vì thế FPT phải đi đến một quyết định tiếp theo đó là thay Tổng Giám đốc khi ông Nam chỉ tại vị 23 tháng và 12 ngày.
Ngày 25/3/2011, ông Trương Đình Anh nhậm chức Tổng Giám đốc FPT theo quyết định bổ nhiệm của Hội đồng quản trị công ty FPT.
Xét về tài năng, ông Bình có trong tay khoảng hơn chục thuộc cấp có thể đảm nhiệm được chức vụ này. Nhưng giới phân tích lại cho rằng, lý do ông Bình chọn ông Trương Đình Anh là do có chung họ… Trương. Những kẻ theo thuyết âm mưu thì dự báo bạo dạn hơn, đó là sau ông Trương Đình Anh, người làm Tổng Giám đốc FPT sẽ là ông Trương Quý Hải (nhạc sỹ Trương Quý Hải, hiện công tác ở Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT – PV).
Tuy nhiên mọi dự đoán đều sai, ngày 26/9/2012, ông Trương Đình Anh đột ngột từ nhiệm sau 18 tháng tại vị và ông Trương Gia Bình buộc phải nhận lại chức vụ Tổng Giám đốc mà ông đã đẩy đi 3 năm trước.
Hàng ngày, ông lại phải tự soi gương và tự phản biện mình để tìm xem Tổng Giám đốc mới của FPT là ai. Và người được chọn tiếp theo không ai khác chính là người bạn đồng niên đã sát cánh cùng với ông xây dựng Tập đoàn FPT trong suốt 25 năm qua, ông Bùi Quang Ngọc. Ông Ngọc đã chính thức nhậm chức Tổng của FPT ngày 31/7/2013.
Việc ông Bùi Quang Ngọc trở thành Tổng Giám đốc thứ tư của FPT đã khiến cho giới cá cược có uy tín bất ngờ, họ hoàn toàn bất lực trong việc dò tìm nguyên tắc chuyển giao chức vụ TGĐ ở FPT. Còn giới tài phiệt thì cho rằng đó là theo nguyên tắc… không có nguyên tắc nào cả.
Mọi phân tích của giới chuyên môn đưa ra đều sai mà không ai biết tại sao. Cuối cùng, bí ẩn này đã được hé mở…
Vừa qua, Bảo tàng FPT đã công bố một bức ảnh cũ nhưng lại mang một giả thuyết quan trọng. Đó là bức ảnh được chụp vào ngày 13/1/2005 tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất công ty Phần mềm FPT.
Trong bức ảnh, người ngồi bên tay trái ông Trương Gia Bình là ông Nguyễn Thành Nam, ngay sát ông Nam là ông Trương Đình Anh và ngay sát ông Trương Đình Anh là ông Bùi Quang Ngọc.
Thứ tự này hoàn toàn khớp với thứ tự chuyển giao vị trí Tổng Giám đốc trong 5 năm trở lại đây tại FPT...”.
Với lối dẫn chuyện hài hước và cuốn hút, trong clip “Giáo sư Cù Trọng Xoay” Đinh Tiến Dũng còn tiếp tục gây cười bằng phân tích, dự đoán về người sẽ nắm giữ vị trí điều hành tiếp theo của tập đoàn FPT…

Samsung quyên góp 3.000 smartphone Galaxy chống dịch Ebola

 Samsung trợ giúp Liên Hợp Quốc chống lại dịch Ebola bằng cách quyên góp 3.000 smartphone Galaxy, trị giá khoảng 1 triệu USD.


Samsung Galaxy S3 Neo là phiên bản nâng cấp của Galaxy S3

Thông qua Văn phòng điều phối dạy sửa điện thoại các vấn đề nhân đạo Liên Hợp Quốc (OCHA), 3.000 thiết bị sẽ được trao cho 60 trung tâm y tế tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Ebola.
Tất cả smartphone được quyên tặng là Galaxy S3 Neo. Đây là phiên bản nâng cấp của Galaxy S3 năm 2012, dù không trang bị chức năng mới nhất, hiện đại nhất, nó vẫn là chiếc điện thoại mạnh mẽ. Các nhân viên y tế có thể dùng Galaxy S3 Neo và ứng dụng Smart Health Pro của Liên Hợp Quốc để thu thập các dữ liệu y tế, trong khi bệnh nhân được liên lạc với gia đình. Mọi thiết bị này sẽ bị phá hủy sau khi Ebola được ngăn chặn.
Cho tới nay, Samsung đã hỗ trợ tài chính cho các khoản mua sắm thiết bị và phân phát các phương tiện sát trùng, đồng thời tung ra dịch vụ nhắn tin Ebola SMS tại khu vực Nam Phi nhằm chống lại dịch Ebola.
Tuần trước, vợ chồng Tổng Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg đã quyên góp 25 triệu USD cho tổ chức phi lợi nhuận để dập tắt Ebola, loại virus nguy hiểm chưa tìm ra vaccine.

Cuộc gặp diễn ra vài ngày sau khi một tổ chức phi lợi nhuận Trung Quốc công khai báo cáo chỉ rõ người dùng Apple tại đây là đối tượng trong vụ tấn công tinh vi quy mô lớn của tin tặc nhằm đánh cắp dữ liệu lưu trữ trong dịch vụ đám mây iCloud.
Greatfire.org cáo buộc chính phủ Trung Quốc có liên quan đến hoạt động tấn công song đã bị chính phủ bác bỏ. Trả lời hãng thông tấn Reuters, Greatfire cho biết Apple dường như đã chuyển dữ liệu để tránh vụ tấn công.
Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp hôm thứ Tư (22/10) tại Trung Nam Hải, thủ phủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cook cùng Phó Thủ tướng Ma Kai trao đổi quan điểm về “bảo vệ thông tin người dùng” cũng như “củng cố sức mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông”.
Hôm 21/10, Apple công bố tài liệu hỗ trợ mới, xác nhận đã biết về “cuộc tấn công mạng có tổ chức” nhằm vào người dùng iCloud song trấn an máy chủ không bị xâm nhập. Công ty còn nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng thực điện tử, khuyên người dùng nếu nhìn thấy cảnh báo vô giá trị trên trình duyệt khi truy cập iCloud.com không nên thực hiện giao dịch.
Người dùng phải đảm bảo nhìn thấy biểu tượng khóa màu xanh trên Safari và thông điệp “Safari is using an encrypted connection to www.icloud.com” khi click vào biểu tượng này. Ngược lại, nếu kết nối đến website không an toàn, trình duyệt sẽ hiển thị thông điệp “Safari can’t verify the identity of the website”.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Viettel ủng hộ 5.000 thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ nghèo

Viettel đã trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho 5.000 phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Chung tay vì sức khỏe phụ nữ Việt Nam” do Bộ Y tế cùng Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.


Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình chung tay vì phụ nữ nghèo.

Tối ngày 20/10/2014, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ Y tế cùng Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động chương trình “Chung tay vì sức khỏe phụ nữ Việt Nam”. Tại chương trình, Đại tá Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel đã trao tặng Ban tổ chức 1 tỷ đồng giúp đỡ 5.000 phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
Đây là một trong những hoạt động xã hội của Viettel nhằm chung tay cùng xã hội giúp đỡ cho phụ nữ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT và điều trị bệnh hiểm nghèo, tiến tới thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Dự kiến đợt quyên góp “Chung tay vì sức khỏe phụ nữ Việt Nam”  sẽ hỗ trợ thẻ BHYT cho hơn 6 triệu phụ nữ cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel nhận hoa của Ban Tổ chức.

Trong những năm qua, Viettel đã có những đóng góp hiệu quả và dạy sửa điện thoại tích cực cho các hoạt động cộng đồng như sáng lập và thực hiện chương trình mổ tim nhân đạo mang tên "Trái tim cho em", hỗ trợ và xây dựng cho ngành giáo dục với dự án "Kết nối mạng giáo dục"... Đối với người nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, Viettel đã triển khai chương trình mang tên “Viettel vì cộng đồng” khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc cho bà con tại các vùng khó khăn trên cả nước.
Gần đây, Viettel đã triển khai chương trình “Bò giống cho người nghèo biên giới” góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
Với triết lý kinh doanh gắn liền với các hoạt động xã hội, trong năm 2014 Tập đoàn Viễn thông Quân đội đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội cả về kinh phí cũng như hình thức các chương trình. Tính đến tháng 9/2014, tổng kinh phí dành cho các hoạt động xã hội của Viettel đã lên tới gần 80 tỷ đồng.

Hệ thống thanh toán Apple Pay bị các đại gia bán lẻ Mỹ "cấm cửa"

Có rất nhiều sự cường điệu xung quanh Apple Pay, hệ thống thanh đoán di động do Apple phát triển nhưng thực tế, một số lượng lớn các nhà bán lẻ ở Mỹ, trong đó có các "đại gia" như Walmart, Kmart, 7-Eleven và Best Buy đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật "cấm cửa" hệ thống này.

Lý do của sự "cấm cửa" này là bởi Apple Pay chính là đối thủ cạnh tranh với hệ thống thanh toán di động có tên là CurrentC do chính các "đại gia" trên liên doanh xây dựng từ năm 2012. CurrentC dự kiến ra mắt vào năm tới.

Wal- Mart và Best Buy khẳng định với The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall) rằng khách hàng sẽ không thể sử dụng Apple Pay trong các cửa hàng của họ .

Trong khi đó, đầu tuần này, theo thông tin rò rỉ từ một bản ghi nhớ nội bộ của hãng dược phẩm Rite Aid, chuỗi cửa hàng thuốc của hãng này đã được yêu cầu sửa đổi hoặc vô hiệu hóa thiết bị đọc NFC (giao thức tầm ngắn) nhằm ngăn chặn việc truy cập đến Apple Pay cũng như các hệ thống khác, như Google Wallet và các dịch vụ không dây được hãng thẻ SoftCard hậu thuẫn.

Tiếp theo Rite Aid, CVS - một tập đoàn dược phẩm khác của Mỹ cũng xác nhận họ sẽ ngăn chặn việc thanh toán qua Apple Pay tại các cửa hàng thuốc của hãng.

Cả hai hãng dược phẩm trên đều xác nhận họ sẽ hỗ trợ CurrentC .

Cuộc đấu tranh để kiểm soát thị trường thanh toán di động đang tạo sự rạn nứt giữa các doanh nghiệp và ngân hàng.

Trong khi, các ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng nhiệt tình hỗ trợ của Apple Pay đồng thời nhìn thấy ở hệ thống này như là một cách để tăng số lượng người mua hàng qua thẻ tín dụng, thì với các nhà bán lẻ, họ thực sự không "mặn mà" với Apple Pay và bằng chứng là Apple đang phải vật lộn để có được cái "gật đầu" từ các doanh nghiệp bán lẻ. Lướt qua trang web của Apple hiện mới chỉ có 34 đối tác bán lẻ hỗ trợ hệ thống Apple Pay.

Trong khi đó, "đối thủ" CurrentC lại không nhận được sự hỗ trợ của bất kỳ ngân hàng nào. Đó là bởi hệ thống này được thiết kế để cắt bỏ khâu trung gian là phí xử lý thẻ tín dụng.

Ứng dụng này khi ra mắt vào năm tới,dạy sửa điện thoại sẽ không thay thế thẻ tín dụng nhựa của khách hàng. Thay vào đó, nó sẽ rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng dùng thanh toán của khách hàng khi trả tiền ở máy tính tiền với một mã QR được hiển thị trên thiết bị Android hay iOS của khách hàng.

Hoặc khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ quà tặng và "chọn thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng ."

Trong giao dịch cho không sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng , các nhà bán lẻ có kế hoạch cung cấp phiếu giảm giá độc quyền và chương trình khuyến mãi cho những người sử dụng ứng dụng này.

Nói chung, Current C được thiết kế để hạn chế việc dùng thẻ tín dụng và khuyến khích khách hàng thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ.

Khái niệm về một hệ thống thanh toán phổ biến được kiểm soát bởi các nhà bán lẻ và miễn phí xử lý thẻ tín dụng thực sự rất hấp dẫn cho các thương gia . Và không có gì phải ngạc nhiên , hiện theo sau Wal- Mart , nhà bán lẻ lớn nhất thế giới là đối tác của CurrentC còn có các tên tuổi khác gồm Gap, Old Navy, 7-Eleven, Kohls, Lowes, Dunkin 'Donuts, Câu lạc bộ Sam, Sears, Kmart , Bed, Bath & Beyond, Banana Republic, Stop & Shop, Wendy's và hấu hết chuỗi trạm xăng lớn ở Mỹ.

Chúng ta sẽ phải chờ đến năm sau để xem CurrentC hoạt động như thế nào để có thể cạnh tranh trong cuộc chiến đông đúc đối thủ để chiếm lĩnh thị trường thanh toán di động , nhưng cho đến khi đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà bán lẻ theo chân Rite Aid và CVS tắt đầu đọc NFC để ngăn Apple Pay cũng như các dịch vụ thanh toán di động có sự trợ giúp các ngân hàng và công ty thẻ tín dụng./.

Cảnh báo nạn tin tặc đánh cắp thông tin ngân hàng qua di động

Theo báo cáo do Hãng chế tạo phần mềm an ninh mạng Kaspersky Labs và Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) phối hợp thực hiện, được công bố ngày 21/10, dạy sửa điện thoại ngày càng có nhiều tin tặc tấn công các loại điện thoại di động để đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người sử dụng điện thoại.

Báo cáo cho biết 60% phần mềm độc hại (malware) nhằm vào các điện thoại sử dụng hệ điều hành Android được thiết kế để đánh cắp tiền hoặc thông tin ngân hàng. Giống như những hoạt động trực tuyến khác, tin tặc đã chuyển sang tấn công điện thoại di động do ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet.

Theo kết quả của cuộc điều tra được thực hiện với những người đã đăng ký sử dụng phần mềm an ninh của Kaspersky, hơn 588.000 người sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android đã phải đối mặt với những cuộc tấn công về tài chính do các malware gây ra, tăng gấp 12 lần so với trước đó một năm.

Cũng theo báo cáo trên, việc tin tặc tạo ra nhiều phần mềm độc hại nhằm vào các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android là do điện thoại thông minh ngày càng được sử dụng thường xuyên để thanh toán trực tuyến chi phí mua hàng hóa và các dịch vụ.

Những phần mềm độc hại này có thể được cài đặt thông qua thông qua dịch vụ phần mềm Google Play cũng như các bên thứ ba như cửa hàng ứng dụng trực tuyến Amazon App store.

Những ứng dụng của bên thứ ba sẽ là mối đe dọa an ninh đối với những người cài đặt các ứng dụng từ những nguồn chưa được chứng thực. Những nguồn này có thể tự động cài đặt malware vào điện thoại của người sử dụng mà không cần sự cho phép của họ hoặc không cho họ biết.

Số liệu thống kê của Kaspersky cho thấy phần lớn các nạn nhân có điện thoại di động bị tin tặc tấn công là ở Nga, ngoài ra còn có nhiều nước khác trở thành nạn nhân của những vụ tấn công này như Ukraine, Tây Ban Nha, Anh, Malaysia, Đức, Ấn Độ và Pháp...

Trong hơn 1 năm qua, người sử dụng điện thoại di động đã phát hiện khoảng 3,4 triệu malware được cài đặt vào điện thoại của họ và số vụ tấn công của tin tặc nhằm vào thiết bị trên đã tăng gấp 10 lần trong thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2014 và loại malware được sử dụng nhiều nhất là Trojan-Banker, một phần mềm cho phép tin tặc tiếp cận các tài khoản ngân hàng./.